Những ngày Tết nguyên đán lại sắp về. Không khí đón Tết lại rạo rực ở khắp nơi trên mọi miền đất nước. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có thể thấy sự chuyển mình nhanh nhất.
Những chợ hoa, chợ cây cảnh Tết lại sẽ bắt đầu xuất hiện và tô điểm cho không khí xuân sang. Mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng mọi điều may mắn đến với mọi nhà.
Xem thêm bài viết liên quan:
Không đâu khác việc trang trí cho ngôi nhà và trang trí mâm ngũ quả để đón Tết sẽ là vấn đề được quan tâm nhất. Đối với miền bắc, biểu tượng đón xuân là cây đào. Còn ở miền nam là hoa mai vàng. Ngoài ra, trên mâm ngũ quả đặc biệt là miền Bắc không thể thiếu quả Phật thủ.
Trái phật thủ và ý nghĩa trên mâm ngũ quả ngày Tết
Sự thật thì không phải ai cũng biết tới loài quả này. Nhưng từ rất lâu nay quả Phật thủ được xem như biểu tượng tâm linh hết sức ý nghĩa. Nếu những cành mai, cành đào ngày Tết biểu tượng cho vẻ đẹp và mong muốn giàu sang phú quý. Thì trái phật thủ được biết tới như biểu tượng của tài lộc và may mắn.
Chính bởi vậy rất nhiều người quan tâm tới ý nghĩa quả phật thủ. Có thể không khó để thấy những trái phật thủ đẹp được bày ngay chính giữa bàn thờ gia tiên. Hay có thể nhìn thấy trái phật thủ tại những ngôi chùa lớn thiêng liêng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sở hữu quả phật thủ đẹp và ưng ý như vậy.
Xem thêm:
Quả phật thủ trồng ở đâu? Mua quả phật thủ ở đâu?
Quả phật thủ được trồng và chăm sóc phổ biến nhất tại miền Bắc. Đặc biệt tại làng quê Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Đây là nơi phát triển mạnh mẽ nhất loài cây này. Đắc Sở có thể coi là vùng đất nhiều kinh nghiệm và gắn bó nhất với cây phật thủ hiện nay. Cũng có thể do ý nghĩa quả phật thủ đem lại, mà khi tới làng quê này mọi người không thể không trầm trồ trước sự trù phú. Những ngôi nhà cao tầng, biệt thự được xây dựng như sự thịnh vượng mà từ quả phật thủ đem lại.
Ý nghĩa quả phật thủ | Ý nghĩa trái phật thủ
Quả phật thủ có hình dáng như bàn tay của Đức Phật. Ruột bên trong xốp đặc màu trắng và vỏ màu xanh. Vỏ quả phật thủ sẽ chuyển đần sang màu vàng sang trọng khi chín. Và thật trùng hợp quả phật thủ đẹp nhất cũng là vào những ngày đón Tết.
Theo quan niệm xa xưa, ý nghĩa quả phật thủ là lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia đình. Quả phật thủ có hương thơm dịu nhẹ và tỏa hương hàng tháng trong gia đình. Một quả phật thủ đẹp có thể bày lên bàn thờ vài tháng liên tục. Quả phật thủ thường được đặt ngay chính giữa nơi cao nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Theo một số chuyên gia văn hóa cho biết từ khi Phật Giáo du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam. Các nhà sư đã mang theo một quả có mùi hương dịu nhẹ, hình giống với những ngón tay đưa ra, cong vào rất đặc biệt. Họ cho rằng đây chính là biểu tượng của bàn tay phật, ôm ấp và bảo bọc họ tránh khỏi tà ma, mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.
Quả phật thủ giá bao nhiêu?
Giá quả phật thủ dịp Tết và đầu năm mới thưởng cao hơn so với giá quả phật thủ ngày thường. Mức giá quả phật thủ đẹp thường dao động từ 200 nghìn đồng cho tới tiền triệu. Dù với mức giá có thể nhiều người cho là cao, tuy nhiên thực tế những quả phật thủ hiếm và đẹp luôn được lùng xục tìm mua. Chính vì nhu cầu đó, mà người ta còn kháo nhau cái tên “Phật thủ đại gia”. Có nghĩa là quả phật thủ đẹp và rất hiếm mà chỉ các đại gia thường mạnh tay mua mà thôi.
Người mua thường tùy theo hình dáng, màu sắc và kích thước của quả phật thủ để mua. Thông thường quả phật thủ đẹp thì màu tươi tắn, quả to, tay dài và mập có nhiều ngón đều nhau.
Cách bày quả phật thủ như thế nào?
Theo ý nghĩa quả phật thủ về tâm linh mang lại, mà nhiều người bảo quản quả phật thủ rất cẩn thận. Những quả phật thủ hiếm có được những đại gia đặt lên bàn thờ bằng những chiếc đĩa cổ hoặc sang trọng. Chỉ bước vào thôi người khác có thể không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp trên ban thờ mà loài quả này đem lại.
Để bảo quản quả phật thủ được lâu khi thờ cúng, bạn có thể lau nhẹ nhàng xung quanh quả phật thủ bằng rượu trắng. Một quả phật thủ mua đúng cách và tươi tắn có thể sử dụng vài tháng liên tục mà không lo bị hỏng.
Không chỉ vào dịp Tết đến, quả phật thủ còn được bày lên ban thờ vào những ngày lễ trọng đại. Từ ý nghĩa quả phật thủ theo tâm linh mà những dịp khai trương, đi lễ, khánh thành. Người ta bày lên với mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho mình và gia đình.
( Phật thủ Lan Yên: 0984 978335 – Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội)