Vào ngày Tết, mâm ngũ quả là biểu tượng thiêng liêng và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Có thể thấy ở mỗi miền trên cả nước lại bày mâm ngũ quả ngày tết với phong cách khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung mâm ngũ quả luôn được bày ở vị trí tôn nghiêm và trang trí hết sức cẩn thận tỉ mỉ.
Mâm ngũ quả là biểu tượng đặc chưng cho những ngày đón tết nguyên đán ở Việt Nam. Trên mâm ngũ quả được các gia đình hết sức trân trọng và bày lên những loại quả với trang trí đẹp và chăm chút nhất. Khi bước vào mỗi gia đình ngày tết, mâm ngũ quả toát lên vẻ ấm cúng và mang đậm những giá trị tâm linh cao quý. Ngoài ra, bày mâm ngũ quả ngày tết không những để thể hiện lòng thành với trời đất và gia tiên. Người ta còn quan niệm mâm ngũ quả đẹp còn mang lại những điều may mắn, tài lộc và bình an cho chính gia chủ.
Mâm ngũ quả ngày tết gồm những loại quả nào?
Mâm ngũ quả dân cúng lên tổ tiên thể hiện lòng thành của gia chủ trong những ngày tết. Do vậy dù ở điều kiện nào đi nữa thì bất cứ gia đình nào cũng đều muốn mâm ngũ quả thật ý nghĩa và đẹp đẽ nhất. Với mong muốn những điều an lành, bình yên, may mắn và tài lộc cho một năm mới cùng gia đình.
Theo quan niệm phương Đông thì mâm ngũ quả gồm 5 loại quả với 5 màu sắc để đem đến những điều may mắn nhất. Đó cũng là 5 điều mong muốn mà nhà nhà cùng cầu chúc: tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc, bình an, thành đạt.
Trong ngũ hành phân ra là 5 sắc tố như sau: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Tương ứng với 5 sắc màu:
+ Màu trắng của hệ Kim
+ Màu xanh của hệ Mộc
+ Màu đen của hệ Thủy
+ Màu đỏ của hệ Hỏa
+ Màu vàng của hệ Thổ
Căn theo thuyết ngũ hành mà người ta cũng lựa trọn 5 loại quả ứng với 5 loại màu sắc như vậy.
Còn thực tế ngày nay, nhắc đến bày mâm ngũ quả ngày tết không chỉ gói gọn trong 5 loại quả. Có thể dễ dàng nhận ra, bày mâm ngũ quả ngày tết ngày càng phong phú và đa dạng. Số lượng và loại hoa quả bày trên mâm ngũ quả nhiều hơn con số 5 như quan niệm xa xưa.
Mỗi loại quả trên mâm ngũ quả đều mang một màu sắc, một vẻ đẹp riêng. Nhìn tổng thể mâm ngũ quả thật lung linh và hết sức ấn tượng, như một điểm nhấn trong căn nhà ngày tết.
Ngày nay, theo tâm linh những loại quả mang những vẻ đẹp tươi tắn, toát lên sự xung túc, tài lộc. Như màu đỏ của cam, táo, màu vàng của lê, quả phật thủ, hay màu xanh của chuối, bưởi v.v… Tất cả cùng nhau tô điểm trên mâm ngũ quả.
Ý nghĩa những loại quả được bày trên mâm ngũ quả ngày tết
Ý nghĩa của nải chuối bày mâm ngũ quả ngày tết
Nải chuối được lựa chọn để bày trên mâm ngũ quả có màu xanh, đây là màu biểu tượng cho hệ Mộc. Có thể dễ dàng nhận ra nải chuối xanh hầu như là không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày tết.
Nải chuối thường được chọn với những quả xanh, quả dài và kích thước đầy đặn đều nhau. Người ta còn căn cứ theo số lượng quả có trên nải chuối để lựa chọn và định giá.
Nải chuối xanh tượng chưng cho bàn tay to lớn, vững chắc bao bọc và bảo vệ che chở cho gia đình. Đem đến bình an và sự sung túc no đủ, sự đoàn kết.
Nải chuối xanh bày trên mâm ngũ quả như tựa như một phần đế vững chắc. người ta bày các loại quả hác lên trên toàn bộ nải chuối xanh. Tất cả tựa lên nải chuối và được nâng đỡ toát lên vẻ đẹp hết sức đăc biệt của những ngày tết.
Ý nghĩa quả cam, quất, quả quýt trên mâm ngũ quả
Quả cam, quả quất, quả quýt có màu vàng, màu vàng đỏ của cam đường rất đẹp mắt. Khi đặt lên trên nải chuối xanh tạo điểm nhấn và tô điểm cho mâm ngũ quả nổi bật. Thật khó có thể thiết một trong các loại quả này trên mâm ngũ quả.
Với màu sắc vàng và đỏ tươi những loải quả này mang ý nghĩa đem lại may mắn cho gia đình trong năm mới. Ngày tết sắc vàng sắc đỏ dường như làm con người thêm phần phấn khởi. Mong muốn một năm tràn ngập những điều may mắn tốt đẹp cho gia đình.
Bài viết liên quan:
Ý nghĩa của quả phật thủ trên mâm ngũ quả
Quả phật thủ được biết tới nhiều hơn tại miền Bắc. Bởi như một phần của vùng miền tại Việt Nam, cây phật thủ dễ dàng thích nghi và phát triển ở miền Bắc hơn. Những người theo đạo Phật hay tìm hiểu về tâm linh đều hiểu ý nghĩa cuả loại quả này.
Quả phật thủ có hình dáng như bàn tay của Đức Phật. Các ngón tay của quả phật thủ vươn ra hay cụp vào cũng đều mang những hình dáng khác nhau. Không một quả phật thủ nào trông giống nhau. Quả phật thủ đều tỏa hương thơm dịu. Hương thơm của quả phật thủ khi thờ có thể tồn tại hàng tháng liên tục.
Về tâm linh, quả phật thủ tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa.
Hương thơm lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong gia chủ lâu hơn. Đồng thời, đây là biểu tượng đem lại tài lộc, may mắn và bình an đến cho gia đình.
Tại các ngôi chùa lớn ở miền Bắc như chùa Hương, chùa Yên Tử v.v.. những mâm quả dâng lên kèm theo những quả phật thủ đẹp luôn được bố trí ở ngay chính giữa. Nhìn quả phật thủ tựa như bàn tay Đức Phật nổi bật trên mâm ngũ quả.
Đối với những quả phật thủ to đẹp, người ta có thể bày ngay chính giữa trên bàn thờ gia tiên. Vì vậy cũng không nhất thiết quả phật thủ cần đặt trên mâm ngũ quả ngày Tết. Một quả phật thủ đẹp và kích thước lớn được bày riêng trên bàn thờ gia tiên chắc chắn thật sự nổi bật và ý nghĩa.
Xem thêm bài viết:
Ý nghĩa quả thanh long trên mâm ngũ quả
Quả thanh long là một trong những loại quả phổ biến được bày lên bàn thờ vào mỗi dịp lễ. Quả thanh long không chỉ đẹp bởi hình dáng rất đẹp mắt và màu sắc đỏ tươi mang lại may mắn. Mà loại quả này còn đẹp hơn nữa với cái tên của chính nó đem lại.
Cái tên thanh long là biểu tượng cho cái tên cao quý trong truyền thuyết. Như rồng mây hội tụ mang lại may mắn, tài lộc tới cho gia đình.
Ý nghĩa quả dưa hấu bày mâm ngũ quả ngày tết
Quả dưa hấu hình dáng căng tròn vỏ màu xanh đậm khỏe khoắn. Ruột bên trong quả dưa hấu đỏ thắm thơm ngọt và mát lành. Thờ quả dưa hấu trên mâm ngũ quả như thể hiện sự khỏe khắn, mang lại nhiều điều may mắn suôn sẻ trong năm mới.
Quả dưa hấu là một trong những loại hoa quả tốt và bổ dưỡng, thơm ngon nhất. Vỏ quả dưa hấu xung quanh còn có thể tạo hình nên những hoa văn, biểu tượng hết sức tinh tế.
Quả dưa hấu có thời gian bày trên mâm ngũ quả để thờ cúng trong thời gian khá dài. Với hình dáng và màu sắc của sự khỏe khắn, may mắn. Quả dưa hấu cũng là một trong những lựa trọn rất hợp lý để bày mâm ngũ quả ngày tết.
Ý nghĩa các loại quả khác bày trên mâm ngũ quả
Ý nghĩa quả đu đủ: Quả đu đủ tượng trưng cho sự xung túc, no đủ. Quả đu đủ tuy có thời gian thờ ngắn hơn các loại quả khác. Nhưng đây cũng là một trong những quả để bày trên mâm ngũ quả ngày tết hết sức ý nghĩa.
Ý nghĩa quả lựu: Quả lựu tượng trưng cho sự đầm ấm con cháu đầy đàn. Đỏ như lựu, sai như lựu cũng như ý nghĩa gia đình đầm ấm, xung túc.
Ý nghĩa quả dứa: Quả dứa đặc trưng bởi hương thơm không thể trộn lẫn với các loại hoa quả khác. Dứa biểu tượng cho sự thơm tho đa phúc đa lộc.
Trang trại hoa quả Lan Yên tại Hà Nội:
Trang chủ: http://phatthucamcanh.com
Facebook: https://www.facebook.com/phatthucamcanh